CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI WEBSITE PHÒNG QUẢN LÝ KHOA HỌC - HỢP TÁC QUỐC TẾ                              CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI WEBSITE PHÒNG QUẢN LÝ KHOA HỌC - HỢP TÁC QUỐC TẾ                    CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI WEBSITE PHÒNG QUẢN LÝ KHOA HỌC - HỢP TÁC QUỐC TẾ                    CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI WEBSITE PHÒNG QUẢN LÝ KHOA HỌC - HỢP TÁC QUỐC TẾ                    CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI WEBSITE PHÒNG QUẢN LÝ KHOA HỌC - HỢP TÁC QUỐC TẾ                                                              

THÔNG BÁO NỘI DUNG ĐẶT BÀI TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 06

Đăng lúc: 07/03/2019 (GMT+7)
100%

 

 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA    

THỂ THAO VÀ DU LỊCH  THANH HÓA 

      PHÒNG QUẢN LÝ KHOA HỌC

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 

                    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Thanh Hóa, ngày 07 tháng 03 năm 2019

THÔNG BÁO

(Nội dung đặt bài Tạp chí Khoa học số 06)

     Kính gửi:    - CBGV Nhà trường

                          - Cộng tác viên ngoài trường tham gia gửi bài cho Tạp chí Khoa học

     Năm 2019 được xem là một năm có nhiều hoạt động chính trị- xã hội rất lớn của tỉnh Thanh Hóa. Đây cũng là năm hướng tới lễ kỷ niệm 990 năm Danh xưng Thanh Hóa, là một sự kiện chính trị có ý nghĩa hết sức trọng đại của tỉnh ta trong năm nay.

     Nhằm nhấn mạnh ý nghĩa sâu sắc của sự kiện này cũng như có những hoạt động thiết thực để trân trọng, tự hào về quá trình lịch sử lâu đời của tỉnh Thanh Hóa, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn đối với các thế hệ cha ông đã có công dựng nước và giữ nước, đồng thời góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế của tỉnh Thanh Hóa, phục vụ tốt hơn nữa việc nâng cao chất lượng đào tạo các ngành Văn hóa- Nghệ thuật, Thể thao và Du lịch của Nhà trường.

     Ban biên tập Tạp chí Khoa học Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa xây dựng chủ đề cho tạp chí Khoa học số 6 hướng tới nội dung: “Phát huy giá trị văn hóa truyền thống Xứ Thanh hướng tới kỷ niệm 990 năm Danh xưng Thanh Hóa”. Ban biên tập ưu tiên, khuyến khích các bài viết tập trung vào các nội dung chính như sau:

  1. Diện mạo văn hóa của Xứ Thanh trong dòng chảy lịch sử dân tộc;
  2. Những giá trị truyền thống tốt đẹp của đất và người Thanh Hóa;
  3. Sắc thái văn hóa truyền thống Xứ Thanh thông qua các loại hình văn hóa (di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể)
  4. Tính độc đáo của văn hóa Xứ Thanh trong tổng thể văn hóa xã hội Việt Nam;
  5. Các giá trị kiến tạo nên bản sắc vùng đất và con người Thanh Hóa;
  6. Các vấn đề văn hóa gia đình, dòng họ, làng xã của Xứ Thanh- quá khứ và hiện đại;
  7. Giá trị văn hóa truyền thống Xứ Thanh đối với việc định hình văn hóa cho lối sống của con người Thanh Hóa hiện nay;
  8. Vai trò của văn hóa truyền thống Xứ Thanh đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển KT- VH-XH của địa phương, của tỉnh.
  9. Di sản văn hóa Xứ Thanh- một nguồn lực cho phát triển du lịch của tỉnh;
  10. Bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống Thanh Hóa trong thời kỳ hội nhập;
  11. Vấn đề tuyên truyền, giáo dục về văn hóa truyền thống Xứ Thanh cho thế hệ trẻ, thanh niên, học sinh, sinh viên trong giai đoạn hiện nay;
  12. Ngoài các nội dung định hướng nêu trên, Ban biên tập khuyến khích tác giả đề cập thêm các nội dung khác trong khuôn khổ có liên quan đến chủ đề Phát huy giá trị văn hóa truyền thống Xứ Thanh trong quá khứ và hiện tại.

     Yêu cầu bài viết phải có nội dung rõ ràng, đóng góp lý luận và thực tiễn mới cho khoa học và không trùng lặp với các nghiên cứu đã được công bố.

Liên hệ gửi bài

  - Bài viết có thể gửi qua bưu điện hay chuyển trực tiếp tới ban biên tập theo địa chỉ: Email: hoangthanhbinhth@gmail.com  

Thời hạn nhận bài:  từ ngày 07  tháng 03 năm 2019  đến ngày 25  tháng 03  năm 2019.                                                                               

                                                                          BAN BIÊN TẬP                                                                    

 

Nguồn tin: Phòng Quản lý Khoa học